Làm gì khi trẻ bị nôn, trớ?

Thứ bảy - 20/02/2016 00:36
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tâm vị yếu, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang.
Không cho trẻ ăn quá no để hạn chế nôn trớ.
Không cho trẻ ăn quá no để hạn chế nôn trớ.
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tâm vị yếu, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang. Nôn trớ cũng là biểu hiện ở nhiều bệnh khác nhau hoặc dị tật ở đường tiêu hóa. Hậu quả của nôn trớ kéo dài sẽ làm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, suy dinh dưỡng và nguy hiểm đến tính mạng.

Phân biệt nôn và trớ

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của cơ trơn dạ dày và sự co thắt của cơ thành bụng.

Trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn không có sự co thắt của cơ thành bụng và thường là thức ăn chưa tiêu hóa.

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ nhỏ

Nôn trớ liên quan đến ăn uống

Do chế độ ăn hoặc cách cho ăn như cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ngậm vú giả, pha sữa, bú bình không đúng cách, ăn thức ăn mới lạ... Một số trẻ không dung nạp hoặc dị ứng sữa bò khi ăn thường bị tiêu chảy. Do vậy cần điều chỉnh cách cho trẻ ăn. Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, không ép trẻ ăn quá no. Trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong bế trẻ 10 - 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Nếu trẻ bú bình với núm vú giả thì khi cho ăn cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí vào dạ dày dễ gây nôn. Pha sữa đúng công thức và nên cho trẻ ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc. Nếu trẻ không dung nạp lactose sữa bò thì thay thế bằng sữa không có lactose, sữa chua, sữa đậu nành. Trẻ bị dị ứng sữa bò thì cho ăn sữa đã được thủy phân protein thành axit amin.

Nôn do rối loạn thần kinh thực vật gây co thắt môn vị

Hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vì trẻ thường phải ăn thức ăn lỏng dù sữa mẹ hay sữa bò. Nôn xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau đẻ, chất nôn là nước sữa hoặc sữa đông vón tùy theo thời gian sữa lưu lại dạ dày. Trẻ vẫn háu ăn, cơ thể phát triển bình thường, ít bị sụt cân.

Để giảm bớt nôn trớ ở trẻ đang bú mẹ hoặc ăn sữa bò thì sau khi ăn xong bế trẻ thẳng người, đầu hơi cao 5-10 phút rồi nghiêng trẻ bên trái 10 phút để không khí từ dạ dày thoát qua tá tràng rồi chuyển sang nằm nghiêng bên phải để thức ăn trong dạ dày dễ qua môn vị xuống ruột. Sau đó đặt trẻ nằm ngửa. Nôn trớ cũng sẽ giảm dần khi trẻ bắt đầu ăn chế độ đặc ở thời kỳ ăn bổ sung. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn motilium, primperan.

Nôn do bệnh lý. Do nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ bị tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não. Trẻ nôn thường kèm theo sốt.

Bệnh ngoại khoa tiêu hóa: lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử... nôn thường xảy ra đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh.

Luồng trào ngược dạ dày thực quản: là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Nôn trớ thường xuất hiện sớm sau đẻ, nôn trớ sau khi ăn, khi trẻ nằm hoặc khi trẻ khóc. Số lượng chất nôn ít và thường là sữa mới ăn vào.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể là hiện tượng sinh lý bình thường không ảnh hưởng đến phát triển cơ thể và tự khỏi. Nhưng cũng có thể là bệnh lý thì ngoài triệu chứng nôn còn gây viêm loét thực quản và kèm theo một số biến chứng của đường hô hấp do hít phải chất trào ngược có thể tử vong đột ngột. Do vậy, những trẻ bị nôn do bệnh lý cần được khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Nôn do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

Dị tật thực quản: Thực quản bị hẹp, giãn to hoặc ngắn. Nôn thường xuất hiện sớm ngay từ những ngày đầu sau đẻ, nôn ngay sau khi ăn. Thực quản ngắn làm cho dạ dày bị kéo lên phía ngực, trẻ lại luôn ở tư thế nằm cho nên các chất trong dạ dày dễ trào ngược qua tâm vị và gây viêm niêm mạc thực quản, chất nôn không chỉ là sữa mà còn có cả chất nhày, máu.

Hẹp phì đại môn vị: là do phì đại và co thắt cơ môn vị gây hẹp tắc môn vị làm cản trở thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Nôn xuất hiện muộn khoảng 2-3 tuần sau đẻ, nôn nhiều lần, nôn vọt mạnh, nôn liên tục sau khi ăn. Chất nôn là sữa hoặc sữa đông vón đọng lâu trong dạ dày. Trẻ táo bón sụt cân nhanh nhưng vẫn háu ăn. Thăm khám bụng thấy có sóng nhu động dạ dày hoặc sờ thấy u cơ môn vị di động nằm ở bờ trước gan. Nếu trẻ bị nôn do dị tật đường tiêu hóa cần được xử trí ngoại khoa.

Tóm lại, khi trẻ bị nôn trớ cần tìm nguyên nhân để xử trí kịp thời nhưng cần lưu ý khi trẻ bị nôn thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để chất nôn không bị hít vào đường thở, tránh cho trẻ bị sặc.

 

Tác giả: PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:31 | lượt tải:23

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:47 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:50 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay8,058
  • Tháng hiện tại196,958
  • Tổng lượt truy cập11,631,108
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây