Phòng bệnh đường hô hấp mùa đông xuân

Thứ tư - 15/11/2017 02:14
Mùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm, cơ thể con người, nhất là người già và trẻ nhỏ kém thích nghi với nhiệt độ thay đổi, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh và ẩm còn là cơ hội cho các bệnh dịch bùng phát như dịch cúm A/H1N1, cúm mùa, bệnh đường hô hấp.

Cúm A/H1N1 và các bệnh cúm mùa “trăm hoa đua nở”

Trong bối cảnh dịch cúm A/H1N1 vẫn xuất hiện, nay kết hợp thêm thời tiết lạnh ẩm, có khi cả rét đậm và rét hại nên bệnh dịch ngày càng trở nên nguy hiểm. Bệnh cúm dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt trong các môi trường kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, chợ, siêu thị... Nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh cúm A/H1N1 đồng nhiễm trên bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì bệnh sẽ rất nặng.

Vì vậy các biện pháp phòng chống dịch bệnh mà mọi người cần thực hiện là: thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học; tăng cường rửa tay mỗi khi tiếp xúc với ngoại cảnh; giữ ấm cơ thể: mọi người cần mặc ấm, chú ý giữ ấm vùng cổ ngực khi trời lạnh, tránh bị ướt, tránh dầm nước trong thời tiết lạnh; súc miệng, họng bằng nước sát khuẩn hàng ngày hoặc làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế;  tránh hoặc hạn chế tập trung đông người tại những nơi có dịch xảy ra và đang lây lan; nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa nhất là bữa sáng, không uống nhiều rượu bia; không nên thức khuya, tránh bị mất ngủ, bổ sung vitamin C hàng ngày qua ăn uống hoặc uống uống vitamin C tổng hợp. Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám ở cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Hình ảnh áp-xe phổi (x) trên phim Xquang.

Nhận diện thủ phạm của bệnh đường hô hấp

Hen phế quản:  người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như nhiệt độ lạnh, hóa chất, bụi hữu cơ, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ; các yếu tố nội tại trong cơ thể như: nội tiết tố, dị ứng nguyên như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Các thể hen cần chú ý để xử lý kịp thời gồm: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo...

Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh hay loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc... bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.
 

Viêm  phế quản cấp: mầm bệnh  gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là virut cúm influenza A và B, hiện nay có thể là virut cúm A/H1N1 và H5N1,  các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp... khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi  các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh viêm phế quản chủ yếu là phải mặc ấm, giữ ấm vùng hầu họng cả ngày. Ăn uống đầy đủ để nâng cao sức chịu rét, sức đề kháng cho cơ thể. Khi đã mắc bệnh cần điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

Đợt cấp của tâm phế mạn: mùa lạnh, bệnh tim phổi mạn tính gây ra bởi các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi... rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh nhân thường đột ngột diễn biến nặng, khó thở nhiều, có khi chỉ sau vài đợt bệnh cấp là dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh là vấn đề sống còn mà bệnh nhân phải được biết rõ và có biện pháp tự bảo vệ mình. Bệnh nhân phải bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện phòng hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Người mắc bệnh phổi mạn tính và có những thương tổn khác nên làm việc nhẹ, không phải gắng sức. Không nên ăn mặn.  Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí, môi trường trong lành. Nếu đã có suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Luôn luôn giữ ấm cơ thể. Tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá.

Giãn phế quản: mùa đông xuân là mùa giãn phế quản ướt hay còn gọi là giãn phế quản xuất tiết biểu hiện rõ nhất, với triệu chứng chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn gây bội nhiễm. Thời tiết lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày, giữ vệ sinh tai mũi họng, răng miệng chống nhiễm khuẩn phải được bệnh nhân chú ý thực hiện.

Áp-xe phổi: viêm phổi, giãn phế quản, nhiễm khuẩn không được phát hiện và điều trị  sẽ biến chứng thành áp-xe phổi. Vì vậy áp-xe phổi cần điều trị nội khoa tích cực kết hợp với phẫu thuật.
 

Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi, phế quản xảy ra nhiều do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

532/TTYT-KHNV

Kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2023 và xây dựng kế hoạch chất lượng bệnh viện năm 2024

Lượt xem:8 | lượt tải:6

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:79 | lượt tải:36

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:191 | lượt tải:92

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:130 | lượt tải:26

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:742 | lượt tải:92
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay8,006
  • Tháng hiện tại184,394
  • Tổng lượt truy cập9,798,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây