Sơ cứu bỏng

Thứ tư - 22/07/2015 11:48
Nếu không biết mức độ bị bỏng thì không thể sơ cứu đúng cách được. Hãy đánh giá mức độ tổn thương mô dựa vào các tiêu chuẩn phân loại bỏng
Sơ cứu bỏng
Bỏng nhẹ

Đối với bỏng nhẹ:

- Làm mát tổn thương bỏng để giúp làm dịu cảm giác đau. tưới nước mát (không phải nước lạnh) lên vết bỏng từ 10-15 phút hoặc cho tới khi đỡ đau. Hoặc ngâm vết bỏng trong nước mát hay dùng gạc lạnh làm mát bết bỏng. Vết bỏng được làm mát sẽ đỡ phù nề do da được hạ nhiệt. Chú ý không chườm đá lạnh lên vết bỏng.

- Tháo nhẫn hoặc bất cứ thứ gì thắt chặn khỏi vùng tổn thương bỏng. Cố gắng làm thật nhanh và nhẹ nhàng trước khi vùng tổn thương bỏng phù nề

- Không làm vỡ các bọng nước nhỏ (không lớn hơn móng tay nhỏ của bạn). Nếu bọng nước vỡ, làm sạch nhẹ nhàng vùng tổn thương bằng xà bông nhẹ và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh, và che phủ tổn thương bằng một miếng băng gạc không dính

- Bôi kem dưỡng ẩm (kem dưỡng da aloe vera) hoặc kem hydrocortisone liều thấp vì nó có thể làm giảm đau trong một số trường hợp

- Nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn như: ibuprofen (Advil, Motrin IB,...), naproxen sodium (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol,...).

- Cân nhắc tiêm phòng uốn ván. Hãy chắc chắn rằng bạn đã được tiêm phòng nhắc lại bệnh uốn ván rồi. Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên tiêm phòng uốn ván mỗi 10 năm.

Đi khám bác sĩ nếu bạn có các bọng nước lớn (lớn hơn móng tay nhỏ của bạn). Bọng nước lớn tốt nhất cần được loại bỏ vì chúng khó có thể bám dính và lành được trên da. Cũng cần đi khám bác sĩ nếu tổn thương bỏng trên một vùng lớn của cơ thể hoặc nếu bạn có những dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như chảy dịch từ tổn thương bỏng, và đau, đỏ và sưng nề tăng lên.

Bỏng nặng

Gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc các dịch vụ cấp cứu gần nhất khi bị bỏng nặng. Trong khi chờ đợi đơn vị cấp cứu tới, những sơ cứu sau cần được thực hiện:

- Bảo vệ người bị bỏng khỏi các mối nguy hại hơn nữa. Nếu bạn có thể thực hiện như vậy một cách an toàn, thì hãy đảm bảo người mà bạn đang giúp đỡ không tiếp xúc với vật liệu đang âm ỉ cháy hoặc không phơi nhiễm với khói hoặc nhiệt. Nhưng không được loại bỏ quần áo bị cháy dính vào da.

- Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn. Quan sát tình trạng hô hấp, ho hoặc cử động. Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu cần thiết.

- Tháo bỏ đồ trang sức, thắt lưng và bất cứu thứ gì thắt chặt trên cơ thể, đặc biệt xung quanh vùng bị bỏng và cổ. Vùng tổn thương bỏng sẽ phù nền rất nhanh.

- Không nhúng tổn thương bỏng nặng và rộng trong nước lạnh. Nếu làm như vậy có thể gây mất nhiệt nghiêm trọng cho cơ thể (hạ thân nhiệt) hoặc tụt huyết áp và giảm lưu lượng máu (sốc)

- Nâng cao vùng bị bỏng. Nâng vùng tổn thương bỏng cao hơn mức tim nếu có thể.

- Che phủ vùng tổn thương bỏng. Sử dụng băng ẩm mát hoặc quần áo sạch.

Đây là tổn thương bỏng nhẹ hay tổn thương bỏng nặng?

Nếu không biết mức độ bị bỏng thì không thể sơ cứu đúng cách được. Hãy đánh giá mức độ tổn thương mô dựa vào các tiêu chuẩn phân loại bỏng sau:

Bỏng độ 1

Bỏng độ 1 là loại bỏng ít nghiêm trọng nhất, nó chỉ liên quan hay tổn thương tới lớp da ngoài cùng (thượng bì). Nó có thể gây:
- Đỏ
- Phù nề
- Đau



Bỏng bề mặt (Bỏng độ 1) – Tổn thương bỏng mầu đỏ bạc mầu là dấu hiệu điển hình của bỏng bề mặt. Ảnh: Eric D Morgan and William F Miser, MD.

Bạn có thể sơ cứu bỏng độ 1 như với bỏng nhẹ. Nếu tổn thương bỏng liên quan tới bàn tay, bàn chân, mặt, háng, mông hoặc khớp lớn, thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn. Nó có thể gây ra:
- Da đỏ, trắng hoặc nhem nhúa
- Phù nề
- Đau
- Bọng nước



Tổn thương bỏng độ 2 bề mặt – Tổn thương bỏng phỏng rộp bạc mầu cùng với bị ép xẹp là đặc trưng của bỏng độ 2 bề mặt. Ảnh: Eric D Morgan and William F Miser, MD.

 

Tổn thương bỏng độ 2 sâu – Bọng nước bị bong tróc một cách dễ dàng mà không bị bạc mầu cùng ép xẹp và có biểu hiện sáp tiêu biểu cho bỏng độ 2 sâu. Ảnh: Eric D Morgan and William F Miser, MD.

Nếu tổn thương bỏng độ 2 có đường kính không lớn hơn 7,6 cm thì sơ cứu như bỏng nhẹ. Nếu tổn thương bỏng lớn hơn hoặc tổn thương bao gồm ở bàn tay, bàn chân, mặt, háng, mông hoặc khớp lớn thì sơ cứu như bỏng nặng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bỏng độ 3

Đây là tổn thương bỏng nghiêm trọng nhất liên quan tới tất cả các lớp da và tổ chức mỡ dưới da. Cơ và thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các vùng bỏng có thể bị cháy đen hoặc có mầu trắng. Người bị bỏng có thể gặp:
- Khó thở
- Ngộ độc khí carbon monoxide (CO)
- Các ảnh hưởng của ngộ độc khác nếu hít phải khói



Bỏng độ 3 – Khu vực tổn thương bỏng có mầu trắng sáp hoặc xám như da thuộc và mất cảm giác là đặc trưng của bỏng độ 3. Ảnh: Eric D Morgan, MD and William F Miser, MD.

Tác giả: Nguyễn Thị Huế - Lương Quốc Chính

Nguồn tin: Bác sỹ nội trú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:75 | lượt tải:34

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:189 | lượt tải:92

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:127 | lượt tải:26

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:739 | lượt tải:91

1129/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vật tư

Lượt xem:806 | lượt tải:128
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay9,093
  • Tháng hiện tại176,923
  • Tổng lượt truy cập9,791,053
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây