Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Chào chị,
Táo bón ở trẻ thường do những nguyên nhân sau đây:
- Sữa công thức: các loại sữa công thức thường khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, trẻ bú sữa công thức thường đi phân kích thước to và rắn hơn. Thêm vào đó, khi cho trẻ bú sữa công thức, chị phải chắc chắn rằng chị đã pha tỉ lệ bột và nước đúng theo hướng dẫn và cho trẻ uống thêm nước xen kẽ các cữ sữa. Nếu pha lượng bột quá nhiều, nước quá ít sẽ làm giảm lượng nước cung cấp cho trẻ, lâu dần có thể gây bón.
- Ăn dặm: trẻ ở giai đoạn ăn dặm cũng thường bón, do hệ tiêu hóa đang tập thích nghi với loại thức ăn mới. Chị phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và cho trẻ ăn thêm các loại trái cây thích hợp để bổ sung chất xơ.
- Thiếu nước: khi trẻ bệnh( viêm hô hấp, viêm tai, viêm nướu...), trẻ sẽ bú sữa và ăn kém hơn bình thường, chị nên chú ý bổ sung thêm nước ở những thời điểm này cho bé.
Khi trẻ đã có biểu hiện bón, chị nên xoa bụng cho bé, dọc theo khung đại tràng, từ phải qua trái, kiểm tra và thay đổi chế độ ăn đầy đủ nước cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các triệu chứng:
- Bón kéo dài.
- Bón kèm chướng bụng.
- Bón kèm ói ọc, không lên cân.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm cân nhưng có thể chia làm hai nhóm chính là nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương và nhóm thuốc gây mất nước. Đối với nhóm thuốc gây ức chế thần kinh sẽ gây cảm giác chán ăn cho người sử dụng để hạn chế tối đa năng lượng đưa vào cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp năng lượng sẽ tự động cắt nguồn năng lượng dự trữ từ gan, cơ... cuối cùng là mỡ gây rối loạn tiêu hóa làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn gây hạ đường huyết, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, không có sức bền, làm suy yếu năng suất làm việc, giải quyết công việc dễ gây sai sót.
Đối với nhóm thuốc làm mất nước, có ưu điểm là lợi tiểu, nhuận tràng nhưng tác hại cũng rất nguy hiểm như dễ gây rối loạn điện giải (mệt mỏi, choáng váng), rối loạn nhịp tim, tiềm ẩn nguy cơ rối loạn thần kinh. Hơn nữa, nếu bị mất nước nặng (hơn 20%) thì rất dễ bị ngất, đột quỵ, thậm chí tử vong. Trong trường hợp của bạn, BMI là 26 thì bạn mới ở mức quá cân chứ chưa bị béo phì nên tốt nhất, bạn nên thử áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn uống (giảm đồ ngọt, đồ ăn nhanh, tăng cường rau củ, trái cây...), tăng cường luyện tập thể thao. Và nếu bạn thực sự có nhu cầu cần dùng thuốc thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp với thể trạng, không nên tự ý sử dụng vì bất kỳ thuốc giảm cân nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Thời tiết nắng nóng mà da trẻ nhỏ rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Rôm sảy thường mọc thành từng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ... Các bé bị rôm sảy chủ yếu là do cơ thể nóng bên trong, chưa nên dùng bất cứ loại thuốc gì mà phải chú ý làm mát cho trẻ bằng cách thay đổi điều kiện sống. Vì vậy, trước tiên, chị nên tạo cho cháu không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá. Cần chú ý tắm mát cho trẻ vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột. Cần chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh... trong khẩu phần ăn. Nên uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô…
Để điều trị cần phải sử dụng các loại thuốc bôi, xoa để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là: Dung dịch calamine làm dịu ngứa, tuy nhiên thuốc có những tác dụng không mong muốn nên khi sử dụng cần hết sức thận trọng, chỉ dùng khi thật cần thiết, kem bôi anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các đám rôm. Các loại thuốc bôi có chứa steroid chỉ dùng trong các trường hợp rôm sảy rất nặng và phải hết sức thận trọng với da của trẻ để tránh các phản ứng bất lợi. Các loại thuốc, kem bôi, bột xoa cho trẻ cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, lựa chọn cẩn thận và dùng thử để tránh kích ứng cho da bé vì nhiều khi trẻ không nói được, đến khi phản ứng thì đã trầm trọng.
Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mát, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng. Để thanh nhiệt, cần cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… Không nên cho đường hoặc nếu có thì cho rất ít đường. Có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, nấu cháo cho trẻ rất tốt, mát, phòng rôm sảy.
Đây là điều hết sức sai lầm vì phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp phòng bệnh SXH hiệu quả. Thuốc phun diệt muỗi hiện nay đang được Bộ Y tế sử dụng để phun dập dịch sốt xuất huyết tại các cụm dân cư không gây độc với sức khỏe con người. Hiện các nước trên thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này.
Phun thuốc phòng SXH là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở. Tuy nhiên, để an toàn tuyệt đối, khi phun thuốc tại các hộ gia đình, người dân cũng nên ra ngoài khoảng 30 phút chờ cho thuốc khô thoáng sau đó mới vào nhà. Còn đối với trẻ nhỏ, người có bệnh về đường hô hấp dễ bị cấp tính thì nên tránh ra ngoài khoảng 2 - 3 tiếng sau khi phun.
Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp thường gặp là: bệnh suy tuyến yên, bệnh tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận, do dùng thuốc và huyết áp thấp không rõ nguyên nhân. Biểu hiện của tình trạng huyết áp thấp là: dễ mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế như đang nằm mà ngồi dậy, đứng lên bước đi dễ bị choáng váng.
Để cải thiện tình trạng huyết áp thấp cần phối hợp nhiều biện pháp: ăn đầy đủ các bữa trong ngày, tốt nhất là ăn 3-4 bữa/một ngày sáng, trưa, chiều, tối. Ngủ đủ giấc, đối với người lớn cần ngủ 7-8 tiếng một ngày, trong đó nên ngủ trưa từ 30 phút - 1 tiếng. Tập thể dục phù hợp với sức khỏe. Không nhịn đói, không để quá bữa mới ăn, không nên lao động quá sức. Thường xuyên uống nước đầy đủ. Điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây huyết áp thấp kể trên. Bạn nên trao đổi với bác sĩ đã điều trị cho bạn để có chế độ điều trị và tập luyện thích hợp.
Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy rất nhiều người nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn... Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn thực phẩm không được nấu chín, nước uống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián...
Ở trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun... Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi... Thai phụ nhiễm giun dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển...
Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng. Tác động của mebendazol bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây là loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho cá nhân bạn và gia đình, định kỳ từ 4 - 6 tháng/1 lần.
Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, mỗi lần tẩy giun chỉ cần uống 1 viên 500mg duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày (sáng, trưa hay chiều tối), vào lúc bụng đói hay no. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn... bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.
Thuốc tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.
Hầu hết trẻ nhỏ đều bị tiêu chảy do Rotavirus ít nhất một lần trong 5 năm đầu đời. Đặc trưng là Rotavirus gây tiêu chảy ra nước ồ ạt và ói mửa nhiều hơn so với trường hợp tiêu chảy khác. Vì trẻ bị nôn ói và tiêu chảy dữ dội nên trẻ dễ bị mất nước một cách nhanh chóng. Do đó, đối với tiêu chảy do Rotavirus trẻ rất dễ bị mất nước, đây là dấu hiệu thường gặp và cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện cao hơn so với các trường hợp tiêu chảy khác.
Vì lớp bảo vệ của ruột non bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Trẻ có thể trở nên không dung nạp lactose, khiến trẻ không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy.Khi bị nhiễm Rotavirus, trẻ sẽ bị sốt, buồn nôn và ói mửa dữ dội. Sau 24 đến 48 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Vì vừa bị ói và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước phải nhập viện để truyền dịch. Trẻ sẽ nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp trong giai đoạn này và có thể dẫn đến tử vong. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.
Không giống như các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn khác, tiêu chảy do Rotavirus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh thậm chí có thể còn làm cho tiêu chảy nặng hơn.
Các biện pháp thông thường như rửa tay trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Điều đáng mừng là hiện đã có vaccin, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được chủng ngừa càng sớm càng tốt. Các bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên gặp bác sĩ ngay từ lần khám đầu tiên lúc 2 tháng tuổi để được bác sĩ tư vấn về việc phòng ngừa bệnh cho con mình.
VRT là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù ruột thừa rất nhỏ và cắt bỏ ruột thừa viêm không phải là một phẫu thuật lớn nhưng nếu phát hiện muộn có thể gây biến chứng viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Ở người bình thường, ruột thừa nằm ở hố chậu phải cho nên khi ruột thừa bị viêm thường đau hố chậu bên phải, đau có thể xuất hiện từ vùng trên rốn sau đó lan dần xuống hố chậu phải, đau âm ỉ.
Thường không đau dữ dội, có thể kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn như: sốt nhẹ, môi khô, lưỡi bẩn, trừ vài trường hợp khó chẩn đoán do ruột thừa lạc chỗ, ruột thừa quặt ngược sau gan dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như cơn đau quặn thận... còn lại nếu thấy đau âm ỉ hố chậu phải, có sốt, bí trung tiện, siêu âm ổ bụng cũng giúp ích cho chẩn đoán sớm. Khi đã chẩn đoán là bệnh viêm ruột thừa thì phải mổ cắt ruột thừa kịp thời.
Điều cần lưu ý viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa, nếu nghi ngờ tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau vì sẽ làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán. Trong khi đó, viêm ruột thừa diễn biến rất nhanh, trong vòng 24-48 giờ có thể đã bị biến chứng hoại tử và vỡ. Trường hợp của cháu nếu nghi ngờ viêm ruột thừa cần cho cháu đến khám chuyên khoa ngoại ngay.
VRT là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù ruột thừa rất nhỏ và cắt bỏ ruột thừa viêm không phải là một phẫu thuật lớn nhưng nếu phát hiện muộn có thể gây biến chứng viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Ở người bình thường, ruột thừa nằm ở hố chậu phải cho nên khi ruột thừa bị viêm thường đau hố chậu bên phải, đau có thể xuất hiện từ vùng trên rốn sau đó lan dần xuống hố chậu phải, đau âm ỉ.
Thường không đau dữ dội, có thể kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn như: sốt nhẹ, môi khô, lưỡi bẩn, trừ vài trường hợp khó chẩn đoán do ruột thừa lạc chỗ, ruột thừa quặt ngược sau gan dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như cơn đau quặn thận... còn lại nếu thấy đau âm ỉ hố chậu phải, có sốt, bí trung tiện, siêu âm ổ bụng cũng giúp ích cho chẩn đoán sớm. Khi đã chẩn đoán là bệnh viêm ruột thừa thì phải mổ cắt ruột thừa kịp thời.
Điều cần lưu ý viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa, nếu nghi ngờ tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau vì sẽ làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán. Trong khi đó, viêm ruột thừa diễn biến rất nhanh, trong vòng 24-48 giờ có thể đã bị biến chứng hoại tử và vỡ. Trường hợp của cháu nếu nghi ngờ viêm ruột thừa cần cho cháu đến khám chuyên khoa ngoại ngay.
Hai loại vắc-xin bạn hỏi đều cần được tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ. Từ trước đến nay, vắc-xin ngừa virut HPV (Human papilloma virus) - nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý sinh dục: mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo… được các bác sĩ quốc tế lẫn trong nước đánh giá là biện pháp có hiệu quả cao nhất để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung . Ở độ tuổi của bạn rất nên tiêm còn những tác dụng phụ là không đáng kể. Tuy nhiên, các loại vắc-xin HPV hiện nay có mặt trên thị trường chỉ có thể phòng ngừa được một số chủng HPV có tỷ lệ nhiễm cao, do đó ngay cả khi đã tiêm chủng các loại vắc-xin HPV này vẫn cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
Đối với vắc-xin viêm gan B cần tiêm cho tất cả mọi người từ trẻ tới già nếu chưa nhiễm virut này (người lành mang trùng). Vì viêm gan B là bệnh lây qua đường máu, lây truyền mẹ sang con khi sinh, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trước khi tiêm cần xét nghiệm máu nếu chưa có kháng thể kháng virut này tức chưa nhiễm thì cần tiêm ngay. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc-xin phòng cúm, Rubella (sởi Đức), uốn ván... Tóm lại, bạn có thể đến xét nghiệm máu tại các trung tâm y tế dự phòng quận huyện gần nhà, khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm những vắc-xin nào.
Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống