Trầm cảm sau sinh – Cuộc chiến cô đơn của những người mẹ

Thứ hai - 19/06/2017 03:14
Không phải ngẫu nhiên mà WHO chọn chủ đề cho ngày Sức khỏe Thế giới năm nay nói về bệnh trầm cảm. Trầm cảm là căn bệnh không còn xa lạ gì với chúng ta. Đặc biệt là trong thời gian gần đây có rất nhiều vụ việc liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tâm lý xã hội. Trầm cảm sau sinh là một trong những “sát thủ thầm lặng” như thế.

Theo thống kê của WHO, cứ 6 phụ nữ mới sinh con thì có 1 người bị bệnh trầm cảm sau sinh. Trong khi mang thai bạn thường nghĩ đến viễn cảnh sau chín tháng mong đợi, bạn sẽ hạnh phúc với niềm vui làm mẹ. Tuy nhiên, sự thật là 80% các bà mẹ sinh con lần đầu có thay đổi tâm trạng nặng nề và 10% mắc rối loạn trầm cảm sau sinh trong năm đầu tiên. Chỉ cần  gõ cụm từ “trầm cảm sau sinh” trên Google, chỉ sau 0,50 giây, chúng ta đã có hơn 1,9 triệu kết quả. Điều đó đã phần nào phản ánh mức độ phổ biến của “căn bệnh” này trong đời sống hiện đại.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh là do trong quá trình mang thai, hormone estrogen và chất dưỡng thai trong cơ thể thai phụ rất cao. Sau khi sinh, chúng giảm nhanh chóng, sinh ra rối loạn tâm thần.Cùng với đó hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi; thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.Đặc biệt, nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì sau khi sinh, phụ nữ cũng có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn.Bên cạnh đó, mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân, khó khăn trong chăm sóc bé,… khiến một số mẹ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mất ngủ. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.

Một bệnh nhân trầm cảm sau sinh đang được theo dõi điều trị tại BV Tâm thần Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Tuệ, quê quán tại Kỳ Tiến, Kỳ Anh cho biết: Con gái bà là Lê Thị T, 26 tuổi, đang điều trị tại khoa Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh, vốn là một cô gái hiền lành, hòa nhã với mọi người. Không hiểu sao sau khi sinh con đầu lòng được 2 tháng, T luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi, nhiều khi chửi mắng chồng và những người xung quanh rất vô cớ và bỏ mặc không cho con bú. Rồi sự kỳ lạ càng nghiêm trọng hơn khi T gặp phải một tai nạn giao thông, từ đó T bắt đầu mất ngủ, không còn giao tiếp với người nhà và hoàn toàn hờ hững với đứa con mới sinh của mình. Tuy nhiên, người nhà và đặc biệt là chồng cô lại không coi đó là vấn đề nghiêm trọng, ngược lại còn có những hành vi xa lánh và chỉ trích khiến tình trạng của T càng thêm nặng nề.

Bác sỹ Trần Hậu Anh, Trưởng khoa Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh kể lại trường hợp mà bác sỹ nhớ mãi trong hơn 30 năm công tác của mình, đó là câu chuyện về một nữ bệnh nhân trẻ, vừa mới sinh con được hơn 7 ngày, cô nhập viện trong trạng thái lo âu, buồn bã, không giao tiếp với bất kỳ ai và đặc biệt không cho con bú, thậm chí còn đánh con. Khi tìm hiểu bác sỹ Anh mới biết, nguyên nhân đẩy tình trạng bệnh nhân trẻ đến mức như thế là do cô sinh con gái và bị nhà chồng kỳ thị, bỏ mặc. Từ đó cô bắt đầu coi đứa con của mình là khởi đầu của mọi việc. Và thực tế đáng buồn là cũng như câu chuyện trên, bệnh nhân không hề nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ nào từ phía gia đình và người thân.

Bác sỹ Anh cho rằng, cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là trong thời gian mang thai và sau sinh, người thân, đặc biệt là người chồng nên động viên, chia sẻ với sản phụ những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, thường xuyên tâm sự để sản phụ có cơ hội được giãi bày những tâm tư trong lòng mình. Với bản thân người phụ nữ, khi thấy mọi việc quá tải, không nên âm thầm chịu đựng mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Riêng đối với người nhà và những người xung quanh, khi thấy các dấu hiệu bất thường từ sản phụ cần kịp thời động viên hỗ trợ và nếu thấy dấu hiệu không suy giảm cần có sự giúp đỡ từ bác sỹ.

Trên thực tế, trầm cảm khi đã nặng sẽ vô cùng khó chữa.Nhiều người thậm chí còn từ chối chữa bệnh vì những hoang tưởng, ám ảnh vô lối.Thế nhưng, nếu được phát hiện sớm, nó sẽ được khắc phục nhanh chóng và người bệnh sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường. Thế nên, để phòng tránh trầm cảm hay những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra, chúng ta -  những người thân trong gia đình cần học cách quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Có như vậy, người phụ nữ mới không có cảm giác bị bỏ rơi - yếu tố hình thành nên những cảm xúc tiêu cực.

Trầm cảm sau sinh đã không còn là vấn đề của riêng một cá nhân, một gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội. Những sự việc liên tiếp về hậu quả do trầm cảm sau sinh gần đây như một hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta có một cái nhìn mớivề căn bệnh này, hãy cùng chung tay chia sẻ với những người phụ nữ, đừng để họ phải đơn độc trong cuộc chiến tâm lý này.

Trầm cảm sau khi sinh biểu hiện khác nhau ở từng người nhưng có một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy: bị hoảng loạn hoặc sợ hãi; thường xuyên lo lắng về sức khỏe, sự an toàn của bạn và những người thân; cảm thấy mình chưa là một người mẹ tốt; liên tục thấy mình bất hạnh, thường xuyên muốn khóc một cách vô cớ; lúc nào cũng muốn ngủ và không bao giờ cảm thấy thư thái; thấy khó ngủ; không thể nói chuyện về việc sinh con hoặc liên tục nói về nó vì bạn cảm thấy mất khả năng kiểm soát; cảm thấy cuộc sống vô vị kể từ khi sinh con, cảm thấy vô dụng, nghĩ rằng bạn không có mối gắn kết gì với bé hoặc không có chút tình cảm gì với bé; đánh mất khái niệm về thời gian và không thể nói lên sự khác biệt giữa một vài phút và một vài giờ.

Tác giả: Trần Thanh Nhàn

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:18 | lượt tải:14

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập768
  • Hôm nay6,003
  • Tháng hiện tại41,970
  • Tổng lượt truy cập11,476,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây