Gia tăng trẻ nhập viện do viêm phổi, tiêu chảy

Thứ ba - 18/09/2018 21:24
Các bác sỹ khuyến cáo: khi phát hiện thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như: ho hoặc sốt cao thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Gia tăng trẻ nhập viện do viêm phổi, tiêu chảy

Những ngày gần đây, tại các bệnh viện trên toàn tỉnh bệnh nhân nhi nhập viện do viêm phổi, tiêu chảy tăng.

Tại Khoa Nhi - HSCC, Bệnh viện đa khoa Thành phố, mỗi ngày có từ 60 đến 80 bệnh nhân nhi điều trị nội trú, có những ngày bệnh lên đến 100 bệnh nhân, trong đó số trẻ bị viêm phổi, chiêu chảy, viêm tai giữa chiếm 70%; số còn lại là trẻ bị viêm đường hô hấp, nhiễm trùng, sốt. Bệnh nhân nhi nhập viện tăng khiến cho việc sắp xếp giường bệnh gặp nhiều khó khăn; theo kế hoạch Khoa Nhi - HSCC chỉ được 55 giường, nhưng Khoa phải kê lên thành 80 giường để phục vụ bệnh nhân mỗi người một giường; có những ngày bệnh nhân ​nhi lên đến 100 thì Khoa phải chuyển bệnh nhân sang khoa Ngoại và cử cán bộ y tế phục vụ bệnh nhân chu đáo. Bác sĩ Trần Anh Pháp, Trưởng Khoa Nhi - HSCC, bệnh viện đa khoa Thành phố chia sẽ.

Còn tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh, mỗi ngày cũng có từ 80 đến 100 bệnh nhân nhi điều trị nội trú, trong đó có đến hơn 50% bệnh nhân nhi bị sốt, tiêu chảy, viêm phổi. Bác sĩ Lê Hữu Anh, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Mặc dù bệnh nhân nhi bị các bệnh về đường tiêu hóa, sốt, viêm phổi tăng, nhưng để đảm bảo cho các trẻ khác không phải lây nhiễm chéo, Khoa đã bố trí các phòng riêng biệt để dành cho những bệnh nhân nhi bị tiêu chảy, sốt, viêm đường hô hấp. Đồn thời cử các y, bác sĩ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo.


Bác sĩ Lê Hữu Anh kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi đang điều trị tại khoa Nhi, BVĐK tỉnh

Bác sỹ Anh khuyến cáo: khi phát hiện thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như: ho hoặc sốt cao thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Đối với bệnh do virus rota, bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 3 - 24 tháng tuổi, trong 5 năm đầu đời, phần lớn trẻ nhỏ đều mắc phải bệnh này. Khi trẻ mắc bệnh, thông thường trẻ bị nôn, sau đó khoảng một, hai ngày thì bắt đầu đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong, nếu không được bù nước kịp thời. Vì vậy, nếu thấy trẻ bị tiêu chảy, kèm ho, sốt, các phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm..,đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ: ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất), cho trẻ uống các loại nước hoa quả: cam, chanh..

Tác giả: Thanh Loan

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:28 | lượt tải:29

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:62 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:83 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:80 | lượt tải:57

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:146 | lượt tải:74
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay7,446
  • Tháng hiện tại120,139
  • Tổng lượt truy cập11,828,257
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây