Ngày Sức khỏe Thế giới 2016: Cùng nhau chống lại bệnh tiểu đường

Thứ năm - 31/03/2016 11:45
Nhân Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay, 7-4-2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi mọi người chung tay chống bệnh tiểu đường.
Vòng tròn Xanh, biểu tượng của bệnh tiểu đường.
Vòng tròn Xanh, biểu tượng của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là một bệnh mãn tính nghiêm trọng xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất. Bệnh này được chia thành hai loại: Tiểu đường loại 1 xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin. Những người bị bệnh tiểu đường type 1 cần dùng insulin hằng ngày để điều chỉnh lượng glucose trong máu. Tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể của bạn không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Các triệu chứng có thể giống với bệnh tiểu đường loại 1 nhưng thường không rõ ràng hoặc đôi khi không có triệu chứng. Bệnh có thể tiếp diễn trong nhiều năm chẩn đoán không ra cho đến khi có biến chứng.

Trong mấy chục năm qua, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường toàn cầu đã tăng lên khá nhanh. Dự kiến, số người mắc bệnh tiểu đường tăng từ 138 triệu người năm 2014 lên 202 triệu người vào năm 2035 nếu thế giới không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt. WHO phổ biến nột số thông tin cơ bản về căn bệnh này, gồm:

Bệnh tiểu đường không thể chữa được nhưng kiểm soát được. Nếu người bị bệnh này dùng thuốc thường xuyên thì có thể kiểm soát được bệnh và sống cuộc sống bình thường. Hầu hết bệnh nhân tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời. Mức độ đường huyết hoặc bình thường là dưới 6,1 millimoles mỗi lít (mmol/L) hoặc 110 mg mỗi đề xi lít (mg/dL). Ở mức 6,1 mmol/L hoặc 110 mg/dL, bạn có thể đã bị suy giảm đường huyết lúc đói. Ở mức 7.0 mmol/L hoặc 126 mg/dL, bạn có thể đã bị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể di truyền, do kết quả của sự tương tác giữa gen và môi trường, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường type 2. Nguy cơ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chủng tộc và lịch sử gia đình. Nhiều năm qua, bệnh tiểu đường loại 2 chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng bây giờ nó được phát hiện ở trẻ em. Hoạt động thể chất như tập thể dục, đi bộ, … giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đi bộ là biện pháp được khuyến khích nhất với người bị tiểu đường.

Biểu tượng thế giới cùng nhau chống lại bệnh tiểu đường.

Nếu một người mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, con được sinh ra có nguy cơ béo phì và bị bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, người có đường huyết cao trong khi mang thai lại có nguy cơ sinh con to hơn.

Người hút thuốc không bị tiểu đường có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường loại 2. Những người hút thuốc cũng có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, tử vong sớm và những biến chứng vi mạch máu của bệnh tiểu đường. Theo báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ, người hút thuốc bị tiểu đường cần dùng liều insulin cao hơn so với người không hút thuốc.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được xác định là:

Di truyền: Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể là kết quả của sự tương tác giữa gen và môi trường. Đặc biệt đối với loại 2, nguy cơ đa dạng theo chủng tộc và lịch sử gia đình. Nếu thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể có nguy cơ cao hơn.
Thừa cân và béo phì: Lượng mỡ dư thừa là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Chu vi vòng eo lớn hơn và chỉ số khối lượng cơ thể cao hơn (BMI) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thói quen ăn uống không lành mạnh: Nếu chế độ ăn uống của bạn thường là những thực phẩm có chất béo, axit béo bão hòa cao và các đồ uống có đường hoặc bạn không ăn đủ chất xơ - bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.

Không hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất rất quan trọng để cân bằng năng lượng và kiểm soát cân nặng của chúng ta. Hoạt động thể chất không đủ sẽ dẫn đến cơ thể ốm yếu, do đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Lão hóa: Không thể ngăn được lão hóa nhưng các yếu tố nguy cơ xung quanh nó có thể được giảm thiểu (bằng cách ăn uống lành mạnh, hoạt động,…).

Glucose trong máu cao khi mang thai: Đường huyết cao trong thai kỳ làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh và ngay lập tức sau khi sinh nở. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai, nên kiểm tra lượng đường huyết của bạn thường xuyên.

Hút thuốc: Những người hút thuốc có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với người không hút thuốc.

Yếu tố nguy cơ mới được xác định là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs): POPs là các hóa chất nhân tạo tồn tại dai dẳng trong môi trường và có thể mất nhiều năm trước khi phá hủy về mặt hóa học. POPs tác động thông qua chuỗi thức ăn bằng cách tích lũy trong lớp mỡ cơ thể các sinh vật sống và tập trung hơn khi chúng di chuyển từ một sinh vật này sang một sinh vật khác. Một số người có nguy cơ lớn tiếp xúc với POPs, kể cả những người có chế độ ăn nhiều cá, sò hoặc các loại thực phẩm tự nhiên có nhiều chất béo và kiếm được tại địa phương.

POPs bao gồm chất polychlorinated biphenyls (PCBs) có trong máy biến áp và tụ điện; thiết bị điện khác bao gồm điều chỉnh điện áp, công tắc, nắp đóng, ống lót và nam châm điện; dầu dùng trong động cơ và các hệ thống thủy lực; thiết bị điện cũ hoặc các thiết bị có chứa tụ PCB; chất kết dính và băng dán; sơn có nguồn gốc dầu và nhựa; Thuốc trừ sâu organochlorine thường được sử dụng trong nông nghiệp và diệt muỗi. Mọi người có thể hít phải chất này nếu đang ở gần chỗ sử dụng nó, như phun thuốc trừ sâu. Các hóa chất này cũng có thể được tiêu hóa bởi cá, các sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm béo khác bị ô nhiễm.

Các bệnh tim mạch, mù mắt, suy thận và loét bàn chân (thường dẫn đến cắt cụt chi) là các biến chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, bệnh tật và tử vong ở mẹ. Bệnh tiểu đường trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ trẻ béo phì và mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Mắc bệnh lao có thể làm trầm trọng thêm kiểm soát đường huyết (hoặc giữ lượng đường huyết trong phạm vi bình thường). Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lao.

WHO khuyến cáo mọi người dân kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên, vận động, ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá và tránh rượu bia có hại. Nên tìm cách giảm cân từ từ nếu thừa cân hoặc béo phì.

Năm nay, Vòng tròn Xanh - biểu tượng của bệnh tiểu đường sẽ trở thành biểu tượng phổ biến ở các địa điểm công cộng và trên các phương tiện truyền thông.

Tác giả: Hà Hồng Hà

Nguồn tin: Báo Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:24 | lượt tải:27

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:80 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay6,941
  • Tháng hiện tại106,791
  • Tổng lượt truy cập11,814,909
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây