Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
PV : Thưa bác sĩ Lê Ngọc Châu, năm 2016 ngành Y tế có những bước đột phá mạnh mẽ, đánh dấu sự đổi mới về mọi mặt, xin bác sĩ cho biết đó là những đột phá gì?
Bác sĩ Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế: Năm 2016 được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, cả hệ thống chính trị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sự nỗ lực cố gắng của Ngành đã đưa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân có những chuyển biến khá tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Sở Y tế đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức; chỉ đạo thực hiện tốt Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và Quy tắc ứng xử; xây dựng chuẩn mực đạo đức người cán bộ y tế theo các tiêu chí “3 xây, 3 chống và 3 biết”, Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”… nhờ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong thay đổi nhận thức, phong cách, kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với người bệnh và nhân dân, kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh đạt tỷ lệ từ 85 đến 99% (TB 94,96%), tỷ lệ hài lòng cán bộ viên chức từ 82 đến 95,6% (TB87,71%). Bên cạnh đó, ngành Y tế đã hoàn thành 100% Chương trình khung đúng thời hạn; công tác quản lý nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII cơ bản đạt: 223 xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về Y tế xã, chiếm tỷ lệ 85,1%; 100% thôn, xóm có nhân viên y tế phục vụ; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; đạt 7,7 bác sĩ/vạn dân trong đó tỷ lệ trạm Y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ đạt 78,6%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 82%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 12,6%... Đồng thời, ngành đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển dịch vụ kỹ thuật như xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, kỹ thuật đến năm 2020; xây dựng Đề án phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu tại bệnh viện đa khoa tỉnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu hội nhập; hợp tác trong y tế được đẩy mạnh, chủ động mời các chuyên gia nước ngoài, bệnh viện tuyến Trung ương về chuyển giao, phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và Đề án 3713 của UBND tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin có bước phát triển vượt bậc (từ nhóm cuối vươn lên nhóm dẫn đầu)... Một trong những thành công nữa của ngành Y tế năm qua là công tác phòng chống dịch, mặc dù có nhiều đợt lũ xảy ra và trong nước dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi… diễn biến phức tạp, nhưng tại tỉnh nhà năm qua tình hình dịch tương đối ổn định, công tác tiêm chủng đạt hiệu quả cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo tiền đề cho ngành y tế tiếp tục phát triển các nhiệm vụ trọng tâm. Quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường được chú trọng. Đặc biệt, 100% cơ sở y tế triển khai xây dựng nơi làm việc "Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn". Đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trong năm toàn tỉnh tổ chức 656 đoàn thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó tuyến tỉnh 18 đoàn, tuyến huyện 45 đoàn, tuyến xã 593 đoàn; các đoàn đã tiến hành thanh, kiểm tra được 12.306 lượt cơ sở; phát hiện 3.566 cơ sở vi phạm; xử phạt hành chính 1.784 cơ sở với số tiền trên 2 tỷ đồng; tiến hành kiểm tra, giám sát lấy hơn 1.000 mẫu thủy, hải sản gửi Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được thành tích nổi bật giảm được 3 chỉ tiêu: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3; giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Bên cạnh đó, công tác phòng chống HIV/AIDS, kết hợp quân dân y, phòng chống sốt rét, lao, tâm thần, da liễu, y học cổ truyền, phục hồi chúc năng… hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao vị thế của ngành Y tế trong xã hội. Trong sự thành công chung của ngành có đóng góp không nhỏ của lĩnh vực truyền thông. Với sự đổi mới, đa dạng hóa các hình thức truyền thông đã giúp người dân có thêm kiến thức về y tế, thay đổi hành vi để có sức khỏe tốt hơn.
PV : Thưa Bác sĩ, năm 2017 ngành Y tế Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu tổng quát là: "Hướng tới sự hài lòng của người dân", vậy để đạt được mục tiêu đó, ngành Y tế sẽ tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp nào?
Bác sĩ Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế : Năm 2017, ngành Y tế Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu tổng quát là: "Hướng tới sự hài lòng của người dân", để đạt được mục tiêu đó, ngành Y tế tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có 4 nội dung công việc chương trình khung thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017 của UBND tỉnh cụ thể như: xây dựng Đề án bác sỹ gia đình tại tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2022; Kế hoạch Triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới” giai đoạn 2016-2025; bổ sung điều chỉnh Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, năm 2017 ngành Y tế xây dựng triển khai thực hiện các nội dung quan trọng khác như: Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành một cách sáng tạo, xây dựng Quy chế làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” gắn với nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và bồi dưỡng y đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, xây dựng chuẩn mực đạo đức người cán bộ y tế theo các tiêu chí “03 xây, 03 chống, 03 biết” và kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh, thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp, ứng xử, có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo, chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị. Sắp xếp tổ chức hệ thống y tế gắn với cải cách tài chính công: rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, xác định các loại hình đơn vị tự bảo đảm tự chủ một phần chi thường xuyên và do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (khoán dịch vụ công), với mô hình tổ chức đơn vị sự nghiệp y tế bảo đảm Tinh gọn - Hiệu lực - Hiệu quả và thực hiện cơ chế quản lý theo ngành, tập trung đầu mối, huy động được các nguồn lực trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật; khắc phục những tồn tại, bất cập, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay nhằm nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp y tế công lập đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh: huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh; lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu như: đề án tim mạch can thiệp, ghép tạng, đề án bệnh viện vệ tinh, chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm. Đẩy mạnh phân cấp, tăng cường tính tự chủ của các cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao việc đánh giá chất lượng bệnh viện. Chỉ đạo các bệnh viện tổ chức tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu; thực hiện quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện; chỉ định sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế cơ bản hợp lý, an toàn; nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT, quyền lợi của người bệnh khám BHYT được đảm bảo. Quản lý tốt chất thải y tế, vệ sinh môi trường; chỉ đạo quyết liệt chương trình phát triển dịch vụ kỹ thuật nhằm đảm bảo đáp ứng bệnh viện tuyến huyện đạt 80%, bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh 70% dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ y tế. Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực với các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện nước ngoài để đào tạo, chuyển giao nhóm kỹ thuật chuyên sâu theo hình thức cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật và gói kỹ thuật. Tập trung chỉ đạo phòng chống các bệnh không lây nhiễm, chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, phát hiện dập tắt kịp thời, không để dịch lan rộng, không để xảy ra tử vong. Công tác tiêm chủng mở rộng và các chương trình mục tiêu y tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả; tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động, tiếp tục duy trì và triển khai các dự án, hoạt động Chương trình mục tiêu Quốc gia Y tế - Dân số. Tiếp tục phát động phong trào thi đua xây dựng cơ quan công sở văn minh theo tinh thần Nghị quyết số 01 – NQ/ĐUK của Ban chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan cấp tỉnh gắn với xây dựng cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” của ngành Y tế. Xây dựng môi trường cảnh quan tại cơ quan, công sở sạch sẽ, chuyên nghiệp, thân thiện; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của người cán bộ y tế trong giao tiếp, giải quyết công việc với bệnh nhân, nhân dân và đồng nghiệp. Triển khai có hiệu quả công tác DS-KHHGĐ, tăng cường thực thi chính sách dân số -KHHGĐ để đạt được mục tiêu cơ bản giảm tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh trên 2 con; cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh, tiến tới ổn định mức sinh và từng bước nâng cao chất lượng dân số. Chỉ đạo thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP; tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về ATVSTP; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP; nâng cao năng lực, hoạt động kiểm nghiệm ATVSTP; củng cố và duy trì hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, kịp thời điều tra, xử lý tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hành nghề y – dược ngoài công lập; thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý, phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở y, dược ngoài công lập, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về hành nghề y, dược; các quy chế chuyên môn, quy chế bệnh án, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc điều trị, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực y tế; thực hiện tốt việc cấp chứng chỉ cho người hành nghề, cấp giấy phép cho cơ sở hành nghề theo quy định của pháp luật; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng toàn bộ thông tin về các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập vi phạm các quy định hoạt động, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt. Chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình xây dựng Nông thôn mới, xây dựng mô hình Trạm Y tế kiểu mẫu, mô hình quản lý bệnh không lây nhiễm, mô hình quản lý sức khỏe hộ gia đình; hỗ trợ các xã trong tỉnh triển khai thực hiện hoàn thành tiêu chí 15 về y tế gắn với xây dựng Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020. Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị cho các Trạm y tế; tăng cường nhân lực y tế và thường xuyên đào tạo, bỗi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đẩy mạnh truyền thông, phối hợp liên ngành vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia BHYT, tham mưu tìm nguồn hỗ trợ kinh phí từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo, người lang thang, cơ nhỡ. Đẩy mạnh các nội dung cải cách hành chính đi vào chiều sâu, có hiệu quả rõ nét; chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạt động chuyên môn. Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy Sở Y tế theo tinh thần Kết luận số 05-KL/TU ngày 29/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án thực hiện Thông tư Liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ; điều chỉnh giường bệnh kế hoạch cho một số bệnh viện; xây dựng kế hoạch đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế; triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; xúc tiến Dự án đầu tư Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu và Dự án Nâng cấp trang thiết bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.
PV : Năm 2017 ngành Y tế đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm, để hoàn thành tốt ngành Y tế cần có những giải pháp gì thưa Bác sỹ?
Bác sĩ Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế: Để hoàn thành tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, ngành Y tế có những giải pháp cần thực hiện như: tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, gắn với học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo khối đoàn kết thống nhất cao trong ngành; sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh giản biên chế; tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh một cách chủ động. Đồng thời tiếp tục giám sát lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu y tế, dân số; tiếp tục phát triển kỹ thuật cao và các kỹ thuật theo phân tuyến; xây dựng bệnh viện "Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn"; ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong quản lý hành nghề y dược tư nhân; huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực cho hệ thống y tế.
PV : Xin cám ơn bác sĩ Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế.
Tác giả: Thanh Loan
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn