Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Bác sĩ Dương Đăng Hiền, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: Theo Đông y, phương pháp Cấy chỉ có cơ chế tác động như châm cứu cổ truyền, trị bệnh thông qua việc điều hòa âm dương, điều hòa chức năng lục phủ ngũ tạng, khí huyết, đả thông kinh lạc. Theo Tây y, chỉ catgut khi được cấy vào huyệt đạo có tác dụng tăng cường đồng hóa, giảm dị hóa, giảm nồng độ acid lactic cũng như sự phân giải acid ở các cơ kèm theo tác động làm tăng protein và hydratcarbon, góp phần tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ. Còn Mãng châm và Mãng điện châm là một phương pháp châm độc đáo phát triển từ các hình thức châm khác nhau như: Thạch châm, cốt châm, trúc châm của thời đại cổ xưa. Mãng châm cũng nhằm mục đích “Điều khí” dùng kim to và dài, châm kim một lúc trên nhiều huyệt của một kinh mạch hoặc hai, ba mạch. Với những lợi ích đó, việc chuyển giao các kỹ thuật mới này, nhằm giúp công tác chữa bệnh cho nhân dân được tốt hơn.
Vừa truyền đạt lý thuyết và hướng dẫn thực hành trên người bệnh.
Trong đợt chuyển giao này các Bác sĩ của Bệnh viện Y học cổ truyền đã chuyển tải những nội dung liên quan đến phương pháp Cấy chỉ, Mãng châm và Mãng điện châm. Bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”, kết hợp trao đổi về lý thuyết và hướng dẫn thực hành trên người bệnh.
Sau quá trình đào tạo, chuyển giao, các cán bộ của Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà đã nắm được lý thuyết và thực hành về: quy trình cấy chỉ, nguyên lý chữa bệnh của cấy chỉ, cơ chế tác động của cấy chỉ, cách thức chuẩn bị dụng cụ cấy chỉ, cách thức tiến hành cấy chỉ trong một số chứng bệnh; kỹ thuật mãng châm, thủ pháp châm kim và thủ pháp đẩy kim qua huyệt đạo và một số phương pháp châm đặc biệt của mãng châm, quy trình mãng châm. Qua đó, nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bằng y học cổ truyền tại đơn vị mình./.
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn