Bệnh viện Thạch Hà: Cấp cứu thành công bệnh nhân phản vệ với thuốc kháng sinh

Thứ hai - 11/05/2020 11:59
Một bệnh nhân bị phản vệ mức độ nguy kịch với thuốc kháng sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thạch Hà cứu sống kịp thời. Đó là trường hợp ông L.P.H, xã Thạch Thanh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Bệnh viện Thạch Hà: Cấp cứu thành công bệnh nhân phản vệ với thuốc kháng sinh
Ngày 04/5/2020 ông L.P.H nhập viện trong tình trạng khó thở, được chẩn đoán Đợt cấp COPD/TD u phế quản, điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ, sau khi tiêm kháng sinh Cefoperazon, bệnh nhân xuất hiện khó thở, tím tái, ngừng tuần hoàn, suy hô hấp. Ngay lập tức Quy trình báo động đỏ được kích hoạt, cấp cứu theo phác đồ phản vệ của Bộ Y tế. Bệnh nhân được sử dụng Adrenalin – thuốc đầu tay chống phản vệ bằng đường tiêm và truyền, đặt nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực. Sau 20 phút điều trị tích cực, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng phản vệ thuốc kháng sinh, vượt qua cơn nguy kịch, có nhịp tim trở lại. Bệnh nhân được thở máy điều trị tại Khoa Cấp cứu, các dấu hiệu sinh tồn về mức ổn định. Sau 02 ngày điều trị, bệnh nhân H. đã được cai thở máy, sức khỏe đã ổn định.
Hiện tại sau 05 ngày điều trị phản vệ, bệnh nhân đã được cho xuất viện.
1
Bác sỹ Phiệt đang khám, kiểm tra lại cho bệnh nhân H. trước khi cho xuất viện.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thế Phiệt – Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thạch Hà cho biết: “Phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí đúng, kịp thời. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện cũng đã cấp cứu thành công nhiều ca phản vệ nguyên nhân chủ yếu là do thuốc hoặc thức ăn. Trường hợp phản vệ mức độ nguy kịch do thuốc kháng sinh Cefoperozan nêu trên đã được chẩn đoán đúng, xử trí theo phác đồ. Bệnh nhân này đã khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng”.
 
1/ Nguyên nhân gây sốc phản vệ:
-  Nhóm thứ nhất là vacxin, huyết thanh, kháng sinh và nhiều thuốc khác (vitamin B1, novocain, sulefamid, ...)
-  Nhóm thứ hai là nọc côn trùng (ong mật, ong vàng, ong vò vẽ, …)
-  Nhóm thứ ba là nhiều loại thực phẩm nguồn động vật và thực vật (sữa bò, trứng gà, cá, dầu hướng dương, rượu, …)
2/ Biểu hiện của người bị sốc phản vệ
Hệ hô hấp: Bệnh nhân thấy khó thở, ngạt, tím tái, suy hô hấp cấp do co thắt phế quản gây nghẹt thở. Sốc phản vệ gây phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản có trường hợp phù phổi.
Hệ tim mạch: Sốc phản vệ làm giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp, trụy tim mạch thường xuất hiện sớm do hậu quả của các chất hóa học đưa vào cơ thể. Thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan máu và giảm co bóp cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ.
Hệ thần kinh: Bệnh nhân nhanh chóng bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm, co giật toàn thân và có thể ngất xỉu hay hôn mê.
Hệ tiêu hóa: Nếu bị sốc phản vệ do thực phẩm hay thuốc qua đường uống gây nên, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, nôn, buồn nôn, tiêu chảy không kiểm soát, thậm chí chảy máu tiêu hóa.
Da: Da của người bị sốc phản vệ bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phù Quincke (là tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cả vùng dưới và trên bề mặt của da và niêm mạc, chủ yếu xuất hiện ở lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục).
3/ Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:
-  Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi, ... hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.
-   Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
-   Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
-   Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.
Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:
  • Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu.
  • Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh.
  • Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.
  • Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.
  • Kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu.
Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải được thực hiện ở nơi có đầy đủ y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Vì vậy, hãy ngay lập tức đưa những người có biểu hiện sốc phản vệ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:31 | lượt tải:23

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:47 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:50 | lượt tải:35

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay6,788
  • Tháng hiện tại194,324
  • Tổng lượt truy cập11,628,474
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây