Dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013, có nguồn gốc từ cúm gia cầm. Hầu hết gia cầm nhiễm vi rút đều không có biểu hiện bệnh nhưng có khả năng lây bệnh cho người. Người mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của gia cầm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, ăn thịt và các sản phẩm gia cầm không được nấu chín kỹ hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9). Hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc lây truyền từ người sang người. Bệnh diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao khoảng 40%.
Khi lớn lên, trẻ em phải làm quen với rất nhiều thứ từ thế giới xung quanh, từ việc học ăn, tập đi, tập nói và chúng cũng phải tự phát triển hệ vi sinh vật bên trong cơ thể.
Ngày 11/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) số 8, Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Bình Chánh và quận 8 để thông báo kết quả hoạt động của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII và lắng nghe những tâm tư, phản ánh của cử tri về những vấn đề người dân quan tâm.
Bạch hầu lây nhiễm qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt, ho, dấu hiệu của viêm họng, viêm mũi, họng đỏ, nuốt đau...
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, lây lan nhanh qua đường hô hấp do vi rút Corona gây ra (gọi tắt là MERS – CoV). Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.