Chăm sóc trẻ bệnh đúng cách

Thứ năm - 31/08/2017 03:30
Trẻ bị bệnh là một nỗi lo lớn trong gia đình, đặc biệt là đối với các bà mẹ trẻ, vì chưa biết cách săn sóc cho bé thế nào dẫn đến những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ nên tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Sau đây là bệnh trẻ hay mắc và cũng hay gặp sai lầm của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ.

Trẻ bị sốt cao co giật

Sốt là một triệu chứng hay gặp ở trẻ em. Có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm tai giữa, viêm VA... hoặc cũng có thể chỉ sốt do virut trong các bệnh sốt phát ban hoặc cúm. Tuy nhiên, trẻ em do đặc điểm về sinh lý và cấu tạo của hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên khi sốt cao trẻ dễ bị co giật. Hơn nữa, trẻ em thường xuất hiện sốt rất nhanh và bất ngờ, đây là nguyên nhân khiến gia đình lúng túng và mất bình tĩnh khi thấy trẻ co giật. Do vậy, dù bất kỳ nguyên nhân nào gây sốt cao trên 38,50C cũng cần hạ sốt để ngăn ngừa các cơn co giật có thể xảy ra do sốt cao. Chúng ta có thể hạ sốt cho trẻ bằng hai phương pháp sau:

Phương pháp vật lý: cởi bỏ bớt quần áo, chỉ cần mặc một áo, quần mỏng rộng, thoáng. Nằm ở phòng thoáng mát tránh gió lùa. Có thể dùng khăn nhúng nước ấm lau trán và toàn thân cho trẻ. Hoặc tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 20C. Nước ấm sẽ giúp giãn mạch ngoại vi nên có tác dụng hạ sốt. Chú ý không được chườm đá lạnh. Khi chườm đá, sờ ngoài da thấy mát nhưng thực tế đá lạnh gây co mạch ngoại vi, cơ thể càng bị giữ nhiệt nên sẽ không hạ sốt.

Chăm sóc trẻ bệnh đúng cách

Khi trẻ bệnh nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế.   Ảnh: TM

Phương pháp dùng thuốc: Thường dùng là paracetamol. Thuốc có dạng là viên, bột hay siro để uống và dạng viên đạn để đặt hậu môn. Trong thời gian trẻ sốt thì cứ 6-8 giờ cho trẻ uống một lần sẽ hạn chế được việc tăng thân nhiệt. Việc dùng như vậy có tác dụng phòng ngừa các cơn co giật do sốt hơn là chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt cao và tránh được cơn tăng vọt thân nhiệt có thể gây ra các cơn co giật nhất là về đêm.​

Tránh những sai lầm khi trẻ bị co giật: không cố cạy miệng trẻ khi trẻ đang nghiến răng chặt; không cạo gió và vắt chanh vào miệng trẻ, không chườm đá lạnh... Nên nhớ rằng khi trẻ đang co giật, không dễ gì để trẻ cắn phải lưỡi mình vì lúc đó hai hàm răng đều cắn chặt. Nếu cố sức cạy miệng trẻ ra để nhét cây thìa hay thứ gì đó để phòng cắn lưỡi, như thế chỉ làm trầy xước, chảy máu miệng hoặc thậm chí làm gãy răng của trẻ mà thôi. Hành động vắt chanh hay vắt nước gừng... vào miệng trẻ đều cực kỳ nguy hiểm, có thể gây sặc và làm trẻ tử vong. Điều quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, hãy để trẻ nằm nghiêng một bên cho đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn nếu trẻ sốt cao và dùng khăn nhúng nước ấm lau trán và toàn thân cho trẻ. Trẻ hạ sốt trong 4-6 giờ, bố mẹ trẻ có thể tiếp tục theo dõi, nếu trẻ hết sốt, không sốt lại và chơi ngoan thì chưa cần phải đưa đi bệnh viện ngay. Nếu trẻ sốt vẫn sốt cao tái lại thì cần đưa trẻ đi khám.

Trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu nhiều lần trong ngày và lỏng (phân có khi chỉ là nước). Tiêu chảy cấp có thể làm trẻ bị mất nước và điện giải. Tiêu chảy chỉ là triệu chứng, do khá nhiều nguyên nhân gây ra: dị ứng hoặc rối loạn do ngộ độc thực phẩm; nhiễm Rotavirrut, nhiễm khuẩn (sigela, Samonela, E.coli, nhiễm ký sinh trùng... Do tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải nên trong điều trị, đặc biệt là đối với trẻ em, vấn đề hàng đầu được đặt ra là bù nước và chất điện giải tại nhà bằng đường uống. Tức là trước khi tính đến chuyện cầm tiêu chảy, hãy dùng gói oresol (đối với trẻ em, có thể đến 80% tiêu chảy là do nhiễm virut, trường hợp này chỉ cần bù nước và chất điện giải). Dung dịch oresol cần pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì) cho trẻ uống từ 50-100ml sau mỗi lần đi tiêu. Nếu trẻ nôn 10 phút sau tiếp tục cho trẻ uống nhưng uống chậm hơn (uống từng thìa), uống cho tới khi trẻ ngừng đi tiêu.

Chú ý không dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc chống nôn, nếu dùng tuy số lần tiêu chảy có giảm nhưng thực tế thì phân và độc tố vi khuẩn và virut lại ứ đọng trong ruột sẽ làm tiêu chảy kéo dài hơn. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi sát dấu hiệu mất nước để đưa đi khám và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước là trẻ lừ đừ, mắt trũng và khóc không có nước mắt, môi khô...

Về nuôi dưỡng: Tránh sai lầm khi trẻ bị tiêu chảy mà người nhà không cho trẻ ăn uống gì vì “ăn vào lại thấy đi tiêu chảy” điều này chỉ làm cho trẻ càng thiếu nước và dễ kiệt sức hơn.Trong thời gian tiêu chảy cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng số lần bú. Nếu bé không bú mẹ thì pha 1/2 sữa bò với nước cháo rồi pha đặc dần và chia cho ăn nhiều bữa trong ngày. Với trẻ đã ăn bổ sung thì có thể cho ăn bột số lượng ít hơn, loãng hơn, nấu với cà rốt, thịt gà xay nhỏ. Nếu trẻ không đỡ nên đưa ngay tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Chú ý chỉ dùng kháng sinh khi thấy phân có máu, mủ (hội chứng lỵ) hoặc có dịch tả (theo chỉ định của bác sĩ). Vì dùng kháng sinh không đúng dễ gây tiêu chảy kéo dài.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:33 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:48 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:122 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:149 | lượt tải:49
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay8,755
  • Tháng hiện tại205,621
  • Tổng lượt truy cập11,639,771
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây