Lịch sử hình thành Trung tâm y tế huyện Thạch Hà

LOGO TTYT 500x500
 
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THẠCH HÀ

                                   

Huân chương lao động hạng Ba (1997)                   Huân chương lao động hạng Nhì (2003)
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Từ năm 1947, tiền thân của Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà là một Phòng Y tế có 03 giường bệnh cấp cứu với 05 nhân viên, do đồng chí Nguyễn Tuân, rồi đồng chí Nguyễn Minh Chính làm Trưởng phòng, hoạt động trong 06 gian nhà tre lá tại xóm cầu Cúc, xã Thạch Thượng (nay là Thị trấn Thạch Hà) .
Năm 1955 đồng chí Trần Quáng cán bộ miền Nam ra tập kết kế nhiệm vài năm, rồi bác sĩ Phạm Giao đảm trách, lúc này đã kiêm phụ trách bệnh xá 10 giường bệnh

50 năm Lịch sử xây dựng và phát triển của Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà được chia làm 3 giai đoạn rõ nét:

1. Thời kỳ hoat động trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước 1965-1975:
Năm 1964, 1965 đế quốc Mỹ leo thang ném bom đánh phá miền Bắc ác liệt trong đó có Hà Tĩnh với trận Núi Nài lịch sử ngày 26 tháng 3 năm 1964. Tháng 3 năm 1965 Phòng Y tế và bệnh xá phải gấp rút chuyển lên xóm Đông Thanh xã Thạch Thanh,trong những căn nhà tranh tre nứa lá gần cơ quan huyện ủy Thạch Hà và Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Ngày 20/5/1965 Ty Y tế và Ủy ban hành chính Hà Tĩnh ra Quyết định thành lập Bệnh viện Thạch Hà với quy mô 50 giường bệnh, sau tăng lên 70 rồi 100 giường bệnh có các khoa khám bệnh, nội, nhi, lây, ngoại, sản, 3CK, X quang, xét nghiệm, hành chính. Phục vụ cho gần 20 vạn dân huyện Thạch Hà với 49 xã, 27 cơ quan, công, nông, lâm trường, xí nghiệp đặc biệt là phục vụ công tác cấp cứu cho thương bệnh binh chiến đấu bảo vệ trên chiến trường Miền bắc.
4 năm chiến tranh ác liệt (1965 – 1968) Bệnh viện với đội ngũ cán bộ kỷ thuật ngoại khoa và phương tiện, thiết bị y tế thiếu thốn, (mổ xẻ chủ yếu nhờ ánh đèn pin và đèn bão). Bác Nguyễn Hoàn, y sỹ Khâm, y sĩ Ngọc Uyển thay nhau vào bệnh viện tỉnh (ở Thạch Điền) tập huấn cấp tốc vài ba tuần để về cùng các đ/c Kháng, đ/c Hào đảm đương phẩu thuật. Tiếp đó có Bs. Lê Đức Thuần, Bs Lê Ngọc Bội tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội được tăng cường cho khu 4 ác liệt, là chổ dựa đáng tin cậy về chuyên môn cho cán bộ nhân viên bệnh viện .
Từ 1968-1971 Đ/c Nguyễn Hoàn là Giám đốc bệnh viện sau đó là trưởng phòng y tế .
Năm 1972 chiến tranh lại tiếp diễn cực kỳ ác liệt, tỉnh điều động Bs. Thuần chi viện Miền Nam.
Trước tình thế đó, bệnh viện Thạch Hà phải chia làm 2 cơ sở:
Cơ sở một ở lại Thạch Thanh do Bs. Đậu Viết Phúc trưởng khoa ngoại và đồng chí Võ Văn Cự Bí thư Đảng điều hành làm nhiệm vụ chủ yếu là cấp cứu, phẩu thuật chấn thương và ngoại khoa;
Cơ sở hai sơ tán vào xã Thạch Lưu do Đ/c Trịnh Trác Giám đốc Bệnh viện và Bs. Lê Ngọc Bội phụ trách khối nội, nhi cấp cứu điều hành cùng 9 khoa khác, hoạt động trong 50 gian nhà tre lá rải rác ở 3 thôn.
16 xã vùng Bãi Ngang, biển Cửa hầu như bị gián cách vì bom đạn của kẻ thù ngày đêm khống chế. Bệnh viện phải khẩn cấp triển khai 2 phân y viện ở Thạch Thắng và Thạch Châu, pha chế huyết thanh tại chổ, đồng thời thành lập 4 tổ cấp cứu ngoại viện xử lý mọi tình huống khấn cấp như vụ địch đánh phá trường học Thạch Hương, xí nghiệp thủy tinh Thạch Liên, Cầu Già, cầu Sim, cầu Nga, Thạch Kim, Thạch Châu, Hổ Độ, Thạch Thượng, Đại Nài, cầu Đông, Thạch Trung… 
Bệnh viện đã cử 14 đ/c tham gia quân đội và chiến trường miền Nam, trong đó có 2 bác sĩ. Cử 1 cán bộ làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Lào. có 2 cán bộ bệnh viện đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ cấp cứu chiến thương là Liệt sỹ Trần Kim Tương và Liệt sỹ Nguyễn Thị Lan.
Có thể nói thời kỳ 10 năm hoạt động trong chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ là thời kỳ hào hùng nhất của chặng đường 50 năm bệnh viện Thạch Hà xây dựng và phát triển. Những tên đất tên người đã đi vào lịch sử của quê hương, đất nước. Đội ngũ thầy thuốc, cán bộ nhân viên bệnh viện đã làm việc dưới mưa bom bão đạn. đã hy sinh cả xương máu của mình trên mặt trận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Khám bệnh cho hơn 80 vạn lượt người. Điều trị nội trú cho gần 10 vạn lượt người (trong đó khoảng 3600 nạn nhân chiến tranh). Bác sỹ Lê Đức Thuần cùng với đội ngũ y. bác sỹ, y tá khoa ngoại bệnh viện đã phẫu thuật cứu sống hàng ngàn ca bệnh hiểm ngèo, tổ chức các tổ cấp cứu ngoại viện giải quyết cấp cứu tại chỗ cho nhân dân, bộ đội bị thương trên địa bàn do đạn bom Mỹ đánh phá.

2. Thời kỳ hoạt động sau hòa bình lập lại 1976-1985:
Năm 1975 thống nhất đất nước. Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1976 Bác sĩ Lê Văn Cẩm được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Y tế kiêm Bệnh viện trưởng.
Cùng năm đó theo quy hoạch của UBND tỉnh khởi công xây dựng Bệnh viện Thạch Hà tại xã Thạch Sơn. Đ/ c Trịnh Trác phụ trách ban A xây dựng bệnh viện.
Năm 1979 khánh thành bệnh viện mới, tường xây, mái ngói, đủ các khoa, phòng, thời ấy được coi là một trong những bệnh viện lớn và khang trang trong 27 huyện thị của tỉnh Nghệ Tĩnh. Bs.Tống Nguyên Phẩm được Ty Y tế điều từ Trạm Sốt rét tỉnh về làm Giám đốc bệnh viện, Đ/c. Đổ Trọng Tam được Huyện ủy điều từ ban tuyên giáo huyện ủy về làm Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc
Cuối năm 1979 đ/c Võ Văn Cự được huyện điều lên làm Trưởng phòng Y tế - TDTT – Chử thập đỏ kiêm Bí thư Đảng ủy Y Dược. 
Thời kỳ này hoạt đông bệnh viên luôn được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành y tế Nghệ Tĩnh. Công tác khám chữa bệnh có nhiều thành tựu nổi bật, về ngoại khoa đã thực hiện được nhiều kỹ thuật vượt tuyến như phẫu thuật cắt dạ dày, cắt nối đoạn ruột điều trị viêm ruột xuất huyết hoại tử, phẫu thuật viêm phúc mạc do áp xe gan vỡ, truyền máu hoàn hồi trong phẫu thuật chửa ngoài tử cung vỡ có choáng nặng… các chuyên khoa như mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt , da liếu, lao, cấp cứu, nội, nhi, truyền nhiễm, tâm thần đều phát triển đồng đều, công tác dược đã tự pha chế huyết thanh đảm bảo chất lượng cung cấp đầy đủ cho nhu cầu điều trị bệnh nhân.
Công tác phòng chống dịch: cùng đội vệ sinh phòng dịch tăng cường cán bộ và phương tiện phòng chống dập tắt dịch tại chỗ, trong đó có nhiều trận dịch lớn nguy hiểm xảy ra trên địa bàn như dịch viêm não mô cầu năm, dịch tả năm 1985, dịch sốt rét năm 1985-1986
Công tác đào tạo đã mở nhiều lớp đào tạo y tá, dược tá, nữ hộ sinh cung cấp kịp thời nguồn nhân lực cho y tế cơ sở.

3. Thời kỳ đổi mới và phát triển 1986-2015:
Năm 1986 đất nước ta bắt đầu thực hiên công cuộc đổi mới. Nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động của ngành y tế trong cả nước cũng thực hiện đổi mới. Năm 1987 Bs Đậu Viết Phúc được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện. Năm 1991 chia tách tỉnh, mô hình Trung tâm Y tế huyện ra đời sát nhập phòng y tế, bệnh viện huyện với đội vệ sinh phòng dịch. Bs. Nguyễn Minh Thử làm Giám đốc Trung tâm Y tế đến năm 1997 Bs. Hoàng Thanh Lực lên thay. Năm 2007 từ Trung tâm Y tế huyện lại chia tách bệnh viện với TTYT dự phòng thành 2 đơn vị sự nghiệp độc lập. Phòng y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đây là thời kỳ nghành y tế có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức. Bệnh viện thay đổi về cơ chế hoạt động chuyển từ bao cấp hoàn toàn của nhà nước sang tự chủ một phần và người dân thực hiện chi trả viên phí cùng với sự ra đời của BHYT làm đổi mới căn bản về hoạt động tài chính bệnh viện. Yêu cầu hoạt đông bệnh viện phải đổi mới toàn diện về công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về chăm sóc sức khỏe và phát triển bệnh viện trong tình hình mới. Thực hiện yêu cầu đó.Hàng năm bệnh viện đã khám bệnh cho 70-80 ngàn lượt, điều trị nội trú cho 8-9 ngàn lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 100%.
Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học: Đã cử đào tạo 02 Bác sỹ CKII, 17 Bác sỹ CKI, 21 Bác sỹ chuyên tu, 02 Dược sỹ Đại học. Năm 1965 chỉ có 2 Bác sỹ đến năm 1990 có 16 bác sỹ, hiện nay là 31 Bác sỹ. Là một trong những đơn vi cung cấp nguồn cán bộ lãnh đạo cho các đơn vị của ngành.
Hàng năm có 4-6 đề tài NCKH được triển khai và áp dụng vào công tác khám chữa bệnh.
Năm 2015 với quy mô 150 giường bệnh kế hoạch, thực kê trên 200 giường, cơ sở vật chất đang được đầu tư nâng cấp ngày càng khang trang hiện đại. Nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại như hệ thống phẫu thuật nội soi, máy gây mê kèm thở, siêu âm màu 4D, máy nội soi phẫu thuật tiết niệu, máy nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, máy đo mật độ xương, đo lưu huyết não, điện tim 6 cần, máy chụp Xquang kỹ thuật số, máy điều trị xung điện, moniter theo dõi bệnh nhân 6 thông số, máy thở, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu tự động, máy điện giải đồ…đã được đầu tư, mua sắm và đưa vào sử dụng. Bệnh viện triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới về lâm sàng và cận lâm sàng, năm 2014 thực hiện phẫu thuật nội soi tiêu hóa, phụ khoa và tiết niệu. Chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, y đức và tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ CBVC bệnh viện được nhân dân gi nhận. Năm 2013 bệnh viện được UBND tỉnh quyết định xếp hạng bệnh viện hạng 2.

Khen thưởng:
- Bộ Y tế tặng 5 bằng khen;
- UBND tỉnh tằng 19 bằng khen; 13 cờ thi đua xuất sắc.
- Được đi báo cáo điển hình 2 giỏi ở Quân khu IV và hội nghị y tế toàn miền Bắc.
- Năm 1997 được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba, năm 2003 được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Nhì
- Đã được phong tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú cho 6 bác sỹ.
Văn bản

1170/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Vị thuốc, Dược liệu

Lượt xem:14 | lượt tải:12

1166/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vi chất dinh dưỡng năm 2024

Lượt xem:58 | lượt tải:18

1088/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy lọc nước nóng lạnh năm 2024

Lượt xem:381 | lượt tải:56

1089/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy điều hòa nhiệt độ năm 2024

Lượt xem:359 | lượt tải:48

1090/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp Tivi năm 2024

Lượt xem:369 | lượt tải:58
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay13,845
  • Tháng hiện tại169,181
  • Tổng lượt truy cập11,236,041
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây