Xử trí khi trẻ bị táo bón

Thứ tư - 04/01/2017 22:15
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Tùy thuộc vào tình trạng táo bón và độ tuổi của trẻ, cha mẹ cần xử trí như sau:
Xử trí khi trẻ bị táo bón
Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày mà phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón. Trước hết, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ bằng cách:  Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long, mơ, lê, mận, đào, khoai lang, đậu, đậu Hà Lan, bông cải, cải bó xôi hoặc có thể trộn nước trái cây, rau đã nghiền nát với bột ngũ cốc, cháo cho trẻ ăn. Không nên cho ăn cà rốt, hồng xiêm, táo trong khi trẻ bị táo bón.


Nếu trẻ bị táo bón do sữa công thức, cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quít...) vào cốc sữa cho trẻ hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên. Nếu trẻ bú mẹ thì người mẹ cần ăn tăng cường chất xơ như ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.  Xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.

Đối với trẻ lớn: Trẻ lớn hơn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón. Nếu trẻ chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, chỉ cần thay đổi các loại thức ăn trẻ đang dùng để trẻ đi phân mềm và không đau.

 

Khuyến khích trẻ có thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn. Ăn thêm các loại quả chín và không uống các loại nước ngọt có gas.

Các loại rau, quả nên cho trẻ ăn khi bị táo bón.

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu, nên ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, 2-3 lần mỗi ngày đều đặn.

Cần đi khám khi: Phải cho trẻ đi khám ngay khi trẻ bị đau bụng dữ dội. Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Trẻ thường xuyên bị nhiều đợt táo bón. Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng trướng. Trẻ đi đại tiện phân có máu và đau. Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa như kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng...

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

532/TTYT-KHNV

Kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2023 và xây dựng kế hoạch chất lượng bệnh viện năm 2024

Lượt xem:31 | lượt tải:14

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:96 | lượt tải:39

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:204 | lượt tải:93

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:143 | lượt tải:29

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:757 | lượt tải:93
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay4,885
  • Tháng hiện tại214,403
  • Tổng lượt truy cập9,828,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây